Nhựa PVC là vật liệu được sử dụng phổ biến với tính ứng dụng cao và giá thành tương đối rẻ. Đặc biệt là loại nhựa này được ứng dụng cực kỳ nhiều trong ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm nhựa hoàn thiện. Vậy, nhựa PVC là gì? Liệu chúng có gây hại cho sức khỏe của người sử dụng hay không? Hãy cùng nhau tìm hiểu ngay trong bài viết sau của Phế liệu Bảo Đại nhé!

Nhựa PVC là gì và tính chất của chúng
Nhựa PVC có tên đầy đủ là Polyvinylchloride, đây là loại nhựa nhiệt dẻo được tạo thành từ phản ứng trùng hợp vinylchloride (CH2=CHCl). Mặc dù thành phần chính tạo ra PVC đã được tổng hợp thành công từ năm 1835 nhưng do đặc tính cứng nên chúng không được ứng dụng nhiều. Mãi cho đến năm 1926 khi xuất hiện phương pháp hoá dẻo PVC thì chúng mới dần được nhân rộng và ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp.

Một số tính chất của nhựa PVC có thể kể đến như:
- Tính chất hóa học: Có công thức phân tử là (C2H3Cl)n và dễ xảy ra phản ứng hidroclo hóa.
- Tính chất vật lý: PVC có 2 dạng và bột màu vàng nhạt hoặc bột trắng. Chúng tồn tại ở 2 dạng là huyền phù có kích thước hạt lớn và nhũ tương có độ mịn cao.
Ngoài ra, nhựa PVC nguyên chất không hề gây độc hại cho sức khỏe. Trong quá trình sản xuất nhựa PVC thường bị trộn thêm các chất hóa học khác nên mới trở nên độc. Nhựa PVC còn có tính cách điện tốt nên chúng thường được ứng dụng làm lớp vỏ bọ cách điện khi sản xuất.
Phân loại nhựa PVC thường được sử dụng
Nhựa PVC là tên gọi chung của tất cả loại nhựa chứa thành phần vinylchloride. Trên thực tế, nhựa PVC được phân thành 5 loại chính:
- PVC dẻo (PVC – P): Được hình thành bằng cách thêm các chất dẻo tương thích vào thành phần để giảm độ kết tinh và khiến nhựa PVC trông dẻo và trong hơn.
- PVC cứng (PVC – U hay uPVC): Đây là loại nhựa cứng với khả năng chống va đập, chống nước, chống hóa chất và ăn mòn cao.
- Polyvinyl Clorua: Được điều chế bằng cách Clo hóa nhựa PVC nhằm tạo ra độ bền và tính ổn định hóa học cao, chống cháy tốt.
- Phân tử PVC (PVC – O): Được tạo ra bằng cách sắp xếp cấu trúc vô định hình của PVC – U thành cấu trúc phân lớp. Đây là loại PVC cứng và có khả năng chịu lực cực tốt.
- PVC biến đổi (PVC – M): Được hình thành bằng cách thêm các chất xúc tác, tác nhân biến đổi nhằm tăng độ cứng và bền.

Mặc dù được phân ra thành 5 loại chính dựa trên thành phần cấu tạo, nhưng các loại nhựa PVC đều sẽ được ký hiệu là số 3. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà nhà sản xuất sẽ thêm các chất phụ gia để đạt được độ cứng hoặc độ dẻo phù hợp. Chính vì vậy bạn không cần phải quá lo lắng khi không thể phân biệt được 5 loại nhựa PVC này đâu nhé!
Ưu và nhược điểm của nhựa PVC
Nhựa PVC được ứng dụng nhiều trong cuộc sống nhờ sở hữu những ưu điểm vượt trội như:
- Có độ bền cơ học và độ chống chịu, chống cháy tốt, dù cho đặt ống nhựa PVC trong nhiệt độ cao thì nhựa chỉ nóng chảy chứ không bắt cháy.
- Loại nhựa này có điện trở suất cực lớn nên có khả năng cách điện cực tốt.
- Sở hữu khả năng chống ăn mò và có độ bền hóa học tốt khi ở trong các môi trường hóa chất như xi mạ, dầu khí.
- Khả năng in và hàn tốt khi ứng dụng trong công nghiệp điện tử nhờ tỷ trọng rất nhẹ.

Ngoài những ưu điểm vượt trội trên, nhựa PVC cũng tồn tại một số nhược điểm nhất định như:
- Có độ bền thấp khi tồn tại lâu trong môi trường có nhiệt độ thấp.
- Khả năng chống bào mòn tương đối yếu hơn nhựa PET và nhựa PP.
- Khi ở trong môi trường có nhiệt độ cao trên 120 độ C sẽ dễ bị bắt lửa và thải ra mùi hôi khó chịu, gây độc cho người ngửi.
- Một số nghiên cứu cho thấy khí Clo tự nhiên có trong PVC có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Mặc dù đây chỉ là một phần nhỏ thành phần cấu tạo nên PVC nhưng chúng vẫn có khả năng bị phân hủy theo nhiều cách khác nhau.
Ứng dụng của nhựa PVC trong đời sống
Nhựa PVC có nhiều đặc tính, ưu điểm cực kỳ phù hợp để sản xuất sản phẩm nhựa hoàn thiện cho các ngành công nghiệp. Chính vì thế, chúng thường được ứng dụng để sản xuất các sản phẩm như:
- Sử dụng làm đường ống vận chuyển hóa chất, xi mạ, dầu khí,… để ngăn chặn sự ăn mòn trong ngành công nghiệp hóa chất.
- Nhờ tính chất chống thấm ẩm và độ bền cơ học cao mà nhựa PVC được sử dụng làm vật liệu thay thế cho gỗ, thạch cao, đá,… để làm ốp tường, ốp trần, sàn nhựa,… trong ngành xây dựng.
- Ngoài ra, nhựa PVC còn có thể sử dụng để làm những vật dụng trong gia đình như giá sách, tủ đồ, giường ngủ, cầu tháng,… Nhờ tính chất bền, đẹp, chịu lực và áp lực tốt mà bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng sản phẩm từ loại nhựa này.

Giá thu mua nhựa PVC phế liệu là bao nhiêu?
Nhựa PVC phế liệu được thu mua với giá từ 10.000 – 40.000 VND/1kg tùy theo giá thị trường và đơn vị thu mua. Đến với Công ty Bảo Đại, bạn sẽ được thu mua phế liệu nhựa PVC với mức giá cao hơn giá thị trường 30% cùng dịch vụ thu mua tận nơi, số lượng lớn trên toàn quốc. Liên hệ ngay với công ty Bảo Đại qua hotline 0989166184 – 0906698491 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. Hoặc tham khảo ngay Bảng giá thu mua phế liệu mới nhất hôm nay để biết thêm giá chính xác của từng loại phế liệu đang được thu mua nhé!

Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến nhựa PVC. Phế liệu Bảo Đại hy vọng mình đã phần nào giúp bạn hiểu thêm về tính chất, ứng dụng cũng như ưu – nhược điểm của loại nhựa này. Đừng quên đón chờ thêm những bài viết sau của Phế liệu Bảo Đại để có thêm nhiều kiến thức mới về những loại nhựa thông dụng nhé!